Cách đối phó với app vay tiền khi bị đòi nợ làm phiền liên tục
Vay tiền online chuyển khoản qua các app vay tiền là hình thức cho vay mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng, giúp giải quyết các nhu cầu tài chính nhanh chóng, đơn giản. Tuy nhiên, bạn đâu nghĩ một ngày nào đó mình sẽ bị đòi nợ, khủng bố từ các app vay tiền đúng không? Với tình huống trên, bạn nên biết cách đối phó với app vay tiền khi bị đòi nợ làm phiền sao cho phù hợp. Vậy cách đối phó như thế nào là hợp lý? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Khách hàng bị làm phiền, khủng bố tinh thần từ các app vay tiền nguyên nhân là do đâu
Nguyên nhân chủ yếu là các khách hàng thanh toán các khoản nợ không đúng thời hạn ghi trong hợp đồng tín dụng, chậm trễ trong việc trả nợ dẫn đến tình trạng bị đòi nợ, làm phiền.
Các tổ chức tín dụng uy tín sẽ nhắc nợ một cách nhẹ nhàng bằng cách gọi điện, nhắn tin nhắc nhở.
Đối với các đơn vị cho vay lừa đảo, không uy tín khách hàng không chỉ bị nhắc nợ qua điện thoại hay tin nhắn mà còn bị đe dọa, xúc phạm, uy tiếp… gây hoang mang, lo sợ cho người vay.
Tin liên quan: Chuyện lạ: Không vay nhưng vẫn bị công ty tài chính đòi tiền
Các app vay tiền thường khủng bố đòi nợ khách hàng bằng cách nào
Nhắn tin, gọi điện liên tục
Nhắn tin gọi điện thường là cách mà các đơn vị cho vay hay làm để nhắc nợ người vay. Đây là đối với các đơn vị uy tín còn đối với các tổ chức tín dụng đen, các đơn vị lừa đảo thì việc gọi điện nhắn tin sẽ diễn ra liên tục làm ảnh hưởng đến tinh thần, cuộc sống công việc của người vay.
Đe dọa, uy hiếp, bạo lực
Các tín dụng đen còn đe dọa, xúc phạm nhân phẩm, danh dự và thậm chí là dùng các hành động bạo lực để bức ép người vay trả nợ, chiếm đoạt tài sản. Đây là hành vi vi phạm pháp luật vì thế các khách hàng có thể nhờ đến các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền giải quyết và bảo vệ khi bị khủng bố quá nhiều.
Đăng tải hình ảnh, thông tin cá nhân của người vay tiền lên các trang mạng xã hội
Hình thức đòi nợ này khá phổ biến, các thông tin, hình ảnh của người vay sẽ bị công khai trên các trang mạng xã hội như Facebook, zalo…làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của người vay.
Làm phiền người thân
Không chỉ bản thân người vay bị khủng bố mà người thân của họ cũng sẽ bị các tổ chức lừa đảo này làm phiền, gây ảnh hưởng đến mối quan hệ của người vay và người thân của họ.
Cách đối phó với app vay tiền khi bị đòi nợ làm phiền liên tục
Đây là một số cách đối phó với app vay tiền khi gặp phải các đơn vị cho vay không uy tín, lừa đảo:
- Làm đơn khiếu nại các công ty tài chính gửi đến các thanh tra, ngân hàng nhà nước, cơ quan có thẩm quyền để xử lý
- Phải kiên định, không nhượng bộ trước những cách đòi nợ của các tổ chức cho vay online
- Không bắt máy, không trả lời khi có số điện thoại lạ gọi đến
- Cách tốt nhất là thương lượng với bên vay để có hướng giải quyết ổn thỏa cho cả 2 bên
Không trả nợ cho các app vay tiền có sao không?
Bùng nợ hay cố tình quỵt nợ từ các app vay tiền sẽ sẽ bị phạt và ảnh hưởng nhiều về sau:
Bị bị vào danh sách nợ xấu
Khi vay vốn tại các đơn vị cho vay tiền trả góp theo tháng chỉ cần CMND hợp pháp nếu khách hàng không trả nợ sẽ bị liệt vào danh sách nợ xấu, các ngân hàng sẽ phân loại nhóm nợ của bạn và gửi về Trung Tâm Tín Dụng quốc gia Việt Nam CIC. Sau này khi bạn muốn đi vay vốn thì các đơn vị cho vay sẽ kiểm tra hồ sơ của bạn trên CIC, nếu bạn thuộc nhóm nợ từ nhóm 3 trở lên thì sẽ rất khó để vay và thậm chí là không thể vay tiếp.
Bị phạt hành chính
Căn cứ điểm C khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu đến hạn thanh toán mà người đi vay cố tình tình không trả nợ cho người cho vay thì sẽ bị phạt tiền từ 02-03 triệu đồng.
Chịu trách nhiệm hình sự
Theo quy định tại khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 2017, người vay còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản . Cụ thể như sau:
- Hành vi chiếm đoạt tài sản từ 04 – 50 triệu bị phạt từ 03-06 tháng tù, nếu tái phạm sẽ bị phạt tù 03 năm.
- Hành vi chiếm đoạt tài sản từ 50 – dưới 200 triệu, phạt từ 02-07 năm tù
- Hành vi chiếm đoạt tài sản từ 200 – dưới 500 triệu bị phạt từ 05-12 năm tù
- Hành vi chiếm đoạt tài sản trên 500 triệu sẽ bị phạt 12-20 năm tù
Như vậy, các hành vi cố tính trốn nợ, bùng nợ sẽ chịu mức phạt cao nhất là 20 năm tù
Lời kết
Bài viết trên đây của bmaty.com đã chia sẻ thông tin về cách đối phó với app vay tiền, hy vọng sẽ giúp bạn thoát khỏi sự làm phiền, khủng bố từ các app vay tiền một cách nhanh nhất.