Nước thải sinh hoạt – Cần xử lý như thế nào mới hiệu quả?

Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề rất được quan tâm của toàn xã hội. Đã có rất nhiều phương án, giải pháp được triển khai nhằm mục đích giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng. Trong đó, nước thải sinh hoạt từ hộ gia đình cần phải có giải pháp xử lý hiệu quả để góp phần chung tay bảo vệ môi trường xanh – sạch – bền vững. Vậy làm thế nào để xử lý nước thải sinh hoạt đúng chuẩn mang lại hiệu quả tốt nhất.

Thế nào là nước thải sinh hoạt?

Nước thải sinh hoạt gọi nôm na là nước thải phát sinh từ những hoạt động sinh hoạt hàng ngày của các khách sạn, hộ gia đình,…. Loại nước thải này gồm 2 thành phần chính, đó là:

+ Nước đen : Là nước thải có nguồn gốc từ sự đảo thải phân của con người và được xử lý qua các bể tự hoại composite hộ gia đình .

+ Nước xám: Là nước thải có nguồn gốc từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của chúng ta như tắm, nấu nướng, giặt đồ,…

Nước thải sinh hoạt nếu chưa được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường sẽ rất có hại. Vì vậy, các tổ chức cá nhân cần tuân theo các quy chuẩn xử lý nước thải sinh hoạt để góp phần gìn giữ môi trường.

Các hình thức xử lý nước thải sinh hoạt phổ biến

Hiện nay, có một số cách xử lý nước thải sinh hoạt thường được sử dụng, có thể kể đến đó là:

– Xử lý nước thải sinh hoạt bằng hình thức sinh học

– Xử lý nước thải sinh hoạt bằng hầm bể biogas composite

– Xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể SBR

– Xử lý nước thải sinh hoạt bằng hệ thống bùn vi sinh bám dính trên các giá thể di động MBBR

– Xử lý nước thải sinh hoạt dùng màng lọc MBR

Dù có sử dụng bất kì hình thức nào đi chăng nữa thì về bản chất, việc xử lý nước thải sinh hoạt gia đình là dùng bùn vi sinh để phân hủy các hợp chất hữu cơ, các chất gây có hại trong nước thải, tạo sinh khối. Do đó phải hệ bùn vi sinh trong bể xử lý cần phải ổn định để góp phần bảo vệ môi trường

Quy chuẩn về nước thải sinh hoạt

Dựa vào việc đăng ký theo dõi chất lượng nước của các đơn vị quy định trong giấy phép xả thải và ĐTM, chất lượng nước phải đáp ứng yêu cầu của một trong hai quy chuẩn xử lý nước thải đó là:

– QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn xử lý nước thải sinh hoạt

– QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn xử lý nước thải công nghiệp

Thông thường các doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp cần đăng ký chất lượng nước thải sinh hoạt theo QCVN 40:2011/BTNMT, tùy vào ngành nghề của từng khu công nghiệp cụ thể.

Còn đối với các nhà hàng, khách sạn hoặc khu chung cư thì chất lượng nước thải phải tuân theo Quy chuẩn xử lý nước thải sinh hoạt: QCVN 14:2008/BTNMT

Khi triển khai hệ thống xử lý nước thải thì phải đáp ứng được các quy chuẩn xử lý nước thải sinh hoạt

– Kiểm tra định kỳ hệ bùn vi sinh trong bể xử lý

– Kiểm soát được các thông số đầu vào: giảm thiểu xà phòng, dầu mỡ thừa

– Thường xuyên bổ sung các hóa chất khử trùng.

– Xả bùn khi thấy có sự xuất hiện của bùn dư hoặc tuổi của bùn lớn

– Kiểm soát kĩ các quá trình tuần hoàn bùn, tuần hoàn nước,

– Kiểm soát kĩ lại chỉ số DO trong bể thiếu khí và hiếu khí.

bmaty

bmaty chuyên trang tin tổng hợp về công nghệ, in ấn, game. Hi vọng sẽ cung cấp cho độc giả thông tin hữu ích nhất