Công nghệ in chuyển nhiệt là gì? Quy trình in nhiệt trên áo chuẩn
Công nghệ in chuyển nhiệt là gì? Quy trình in chuyển nhiệt như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ về những thắc mắc đó qua bài viết sau đây nhé.
Thế nào là công nghệ in chuyển nhiệt?
Đây là một trong 3 nhóm công nghệ in nhiệt tân tiến nhất hiện nay đó là: Nhóm in nhiệt, nhuộm thăng hoa nhiệt, chuyển sáp nhiệt. Công nghệ in này được triển khai bởi SATO Group ở Nhật Bản. Máy in vải chuyển nhiệt đầu tiên được trình làng vào năm 1982 và được gọi với cái tên là SATO M-2311.
In chuyển nhiệt còn được hiểu là một hình thức in kỹ thuật số được áp dụng đầu tiên cho giấy, sau này in chuyển nhiệt đã được ứng dụng cho nhiều loại chất liệu khác như vải. Nguyên lý vận hành của công nghệ in chuyển nhiệt là làm cho lớp phủ Ribbon nóng lên rồi để cho nó dính vào chất liệu cần in.
Hình thức in này được sử dụng phổ biến hơn so với cách in trực tiếp lên vải do làm ra sản phẩm có màu sáng hơn, đẹp hơn và chất lượng tốt.
Khi tiến hành in chuyển nhiệt trên áo thun thì công ty in sẽ chia thành hai bước chính là: In lên giấy rồi mới ép nhiệt để hình in có thể bám dính vào áo.
In chuyển nhiệt lên vai có những loại gì?
In chuyển nhiệt có 2 loại chính đó là in nhiệt trên áo sáng màu và in nhiệt trên áo tối màu
Công nghệ in chuyển nhiệt cho áo tối màu
Khác với các loại áo màu sáng thì đối với áo màu tối khi muốn in lên thì sẽ khá phức tạp. Nếu như in với giấy thì khi gặp phần nào bị tối thì có thể dùng các màu sáng để in lên nhưng riêng với áo tối màu thì hiện nay vẫn chưa có kỹ thuật nào giúp in các màu sáng lên trên áo tối màu.
Giải pháp duy nhất có thể làm được đó là dùng giấy có hai lớp màng, một mặt có màng cứng và mặt kia là lớp cao su chịu nhiệt. Để in được lên áo tối màu thì chúng ta cần in hình ảnh lên phần cao su chịu nhiệt trước rồi một phần của màng cao su sẽ ép lên bề mặt của vải.
Gợi ý địa chỉ in bao bì mỹ phẩm chất lượng nhất: https://inbaobigiay.vn/hop-my-pham
Công nghệ in chuyển nhiệt trên áo sáng màu
In chuyển nhiệt lên áo thun sáng màu thì đơn giản hơn rất nhiều. Do bản chất phông nền của áo đã là màu sáng nên có thể in lên phông đó bất kể màu gì đều có thể làm sáng lên được chi tiết cần đưa vào. Trừ trường hợp màu trùng với màu của nền.
Về chất liệu thì cũng không cần quá cầu kỳ, có thể sử dụng giấy đế hồng hoặc là giấy Sublimation được nhập từ Hàn Quốc. Bạn có thể dùng áo hàm lượng PE cao, như vậy hình ảnh in lên sẽ được tối ưu hơn cũng như bền màu hơn.
Hãy nhớ là bạn nên sử dụng các loại áo thun chất lượng cao để chắc chắn hình ảnh khi in ra được như yêu cầu.
Quy trình khi áp dụng công nghệ in chuyển nhiệt áo thun
Đối với áo tối màu
Bước 1: Dùng máy in màu có trang bị hệ thống mực Pigment UV, in file hình theo nhu cầu bằng giấy có hai lớp màng. Có thể dùng giấy 3G-Jet
Bước 2: Lột phần giấy cứng của giấy, tiếp theo đặt lớp màng cao su lên áo, nhớ là bạn phải cho hình hướng lên trên.
Bước 3: Dùng máy ép nhiệt phẳng ép phần giấy in lên vải trong khoảng từ 45s đến 1 phút.
Bước 4: Sau khi in xong thì tiến hành lấy sản phẩm ra.
Đối với áo sáng màu
Bước 1: Chuẩn bị mẫu in
Bước 2: Gắn mực in. Sử dụng kéo cắt bỏ các chi tiết dư thừa
Bước 3: Chọn áo phông, bạn có thể tìm mua ở chợ, cửa hàng bán áo phông
Bước 4: Mở máy ép và tùy chỉnh các thông số để đảm bảo đủ nhiệt độ. Khi nhiệt độ phù hợp thì đưa mẫu áo vào và tiến hành ép.
Bước 5: Khi mẫu đạt như mong muốn thì đem ra và cứ thực hiện như thế với những mẫu khác.
Kiến thức hữu ích: So Sánh In Offset Và In Kỹ Thuật Số
Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ in chuyển nhiệt
Ưu điểm:
- Chi phí rẻ
- Kĩ thuật in đơn giản, không tốn nhiều thời gian chuẩn bị.
- Sản phẩm có chất lượng tốt
- Có thể in với mọi nhu cầu số lượng
Nhược điểm:
Nguyên liệu in hạn chế, không đa dạng.
Chỉ đạt chất lượng cao trên vật liệu sáng màu.
Yêu cầu kỹ thuật viên phải có kinh nghiệm lâu năm và chuyên môn cao mới cho chất lượng mong muốn.
Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến công nghệ in chuyển nhiệt .Hi vọng rằng sẽ giúp bạn hiểu hơn về công nghệ in đặc biệt này.