Nợ chú ý vay được ngân hàng nào? Nợ xấu nhóm 2 vay ở đâu?
Vì một lý do nào đó mà bạn trả nợ không đúng hạn đã thỏa thuận và bị xếp vào nợ xấu nhóm 2 hay còn gọi là nợ chú ý của CIC ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng duyệt vay vốn. Vậy nợ chú ý vay được ngân hàng nào? Nợ xấu nhóm 2 thì có được vay vốn tiếp được không? Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua nội dung sau.
Không người nào muốn bản thân bị xếp vào các nhóm nợ xấu vì nó sẽ khiến quá trình xét duyệt hồ sơ vay trở nên khó khăn hơn. Nhưng cũng có một số trường hợp nợ xấu nhóm 2 hay nợ chú ý vẫn có thể được vay tiền.
Tin liên quan: Nợ xấu đã tất toán có được cho vay không
Như thế nào là nợ chú ý (nợ xấu nhóm 2)?
Nợ xấu nhóm 2 hay còn được gọi với cái tên là nhóm khách vay có dư nợ cần chú ý (các khoản nợ trễ hạn từ 10 đến dưới 90 ngày). Các khách hàng bị xếp vào nợ xấu nhóm 2 trở đi thì tỉ lệ được xét duyệt cho vay bắt đầu giảm. Để hình dung rõ hơn về nợ chú ý thì bạn cần biết nợ xấu là gì.
Nợ xấu còn được gọi là khoản nợ khó đòi. Các khách hàng khi vay ngân hàng một khoản tiền nhưng đến hạn không thanh toán số tiền đó theo hợp đồng thì sẽ bị xếp vào các nhóm nợ xấu của CIC (Trung tâm Thông tin Tín dụng).
CIC sẽ dựa vào tình trạng nợ để phân loại nhóm nợ xấu và cung cấp cho ngân hàng về thông tin nợ xấu của người vay. Dựa vào đó, đơn vị cho vay sẽ xem xét có cho khách hàng vay hay không. Có 5 nhóm nợ xấu đó là:
- Nhóm 1: Nhóm nợ xấu đủ tiêu chuẩn
- Nhóm 2: Nhóm nợ xấu cần chú ý
- Nhóm 3: Nợ xấu dưới tiêu chuẩn
- Nhóm 4: Nợ xấu nghi ngờ bị mất vốn
- Nhóm 5: Nhóm nợ xấu có khả năng mất vốn
Theo đó, nợ nhóm 1 được coi là nợ ổn định. Nợ nhóm 2 thì khả năng được vay sẽ giảm dần. Còn nếu bạn xếp vào nợ xấu nhóm 3, 4, 5 thì khả năng vay vốn phần lớn là không thể.
Đối với nợ chú ý nhóm 2, bạn không thể mở thẻ tín dụng cho đến khi tình trạng nợ xấu bị xóa trên CIC. Tuy nhiên, quá trình chỉ được xóa kể từ 12 tháng sau mới hết. Việc xóa nợ cũng rất khó khăn.
Vì vậy, bạn cũng nên hạn chế những khoản nợ chú ý này. Khi vay, cần xác định nhu cầu của bản thân cũng như khả năng trả nợ. Đặc biệt, cần phải tuân thủ những quy định về thời gian của ngân hàng. Vì khi gặp phải nợ xấu thì rất khó để xóa và ảnh hưởng đến lần vay sau.
Nợ chú ý vay được ngân hàng nào?
Hầu hết các ngân hàng đều KHÔNG cho khách hàng nợ chú ý vay. Tuy nhiên tại các tổ chức tài chính vẫn hỗ trợ cho bạn vay. Bạn có thể tham khảo các tổ chức tài chính cho vay hỗ trợ nợ xấu dưới đây:
Prudential Finance
Tại tổ chức Prudential Finance, khách hàng nợ xấu nhóm 2 có thể tham gia vay tín chấp.
Với Prudential Finance bạn có thể vay khoản vay lên đến 12 lần thu nhập hàng tháng và tối đa 100 triệu đồng. Hình thức vay tại Prudential đa dạng, thời gian giải ngân nhanh chỉ sau 24h.
Tuy nhiên, quá trình xét duyệt hồ sơ lẫn đánh giá của Prudential cũng rất khắt khe. Bạn phải chứng minh được vì sao mình vướng phải nợ chú ý. Nếu là thẻ tín dụng thì phải nêu được lý do khách quan trả chậm còn đối với các khoản vay tín chấp, thế chấp thì phải chứng minh quá trình trả chậm không lặp đi lặp lại nhiều lần.
FE Credit
FE Credit cũng là một trong số ít tổ chức tài chính đồng ý cho vay nợ chú ý/nợ xấu nhóm 2. Đương nhiên bạn phải chứng minh được lý do trả chậm lần trước. Quá trình kiểm tra cũng rất khắt khe, số tiền bạn được vay cũng không cao.
Ngoài ra cũng có một số tổ chức tài chính khác đồng ý cho vay nợ xấu nhóm 2. Điều kiện cũng nghiêm, mức lãi suất áp dụng cũng rất cao. Bạn cần cân nhắc trước khi quyết định vay lần tiếp theo.
Cách vay tiền ngân hàng khi có nợ xấu
Vậy là các bạn đã biết được nợ chú ý vay được ngân hàng nào rồi phải không? Để đảm bảo tính an toàn và không phải chịu mức lãi suất cao khi vay qua các tổ chức tín dụng, nhiều khách hàng vẫn mong muốn được vay vốn tiếp tục qua các ngân hàng. Để vay tiền ngân hàng khi đã dính nợ xấu, bạn có thể khắc phục vấn đề nợ xấu của mình để được vay tiếp tục qua các cách sau:
Cách 1 – Trả hết hoàn toàn khoản nợ xấu trước đó: Đây là cách có thể giúp bạn hoàn toàn được xóa tên trong danh sách nợ xấu và khiến hồ sơ tín dụng của bạn có thể dễ dàng vay vốn tại ngân hàng.
Cách 2 – Tìm người bảo lãnh khoản vay: Người bảo lãnh khoản vay là người thay bạn ký hợp đồng khoản vay đó. Ngân hàng sẽ xem xét hồ sơ của người bảo lãnh xem có đủ điều kiện để vay được hay không. Hình thức này như thể người bảo lãnh là người đi vay hộ bạn tiền và bạn trả lại cho người đó số tiền mà người đó vay hộ bạn.
Cách 3 – Sử dụng tài sản đảm bảo: Nếu bạn sử dụng tài sản để thế chấp khi vay vốn thì khả năng bạn được vay sẽ cao hơn. Tuy nhiên không phải tài sản nào cũng được chấp thuận. Giá trị tài sản phải tương đương với khoản vay.
Tuy nhiên, với hình thức này thì khả năng có nhiều ngân hàng vẫn không hỗ trợ cho bạn vay vốn, bởi nó sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện do từng ngân hàng xét duyệt.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho bạn đọc nợ chú ý vay được ngân hàng nào. Câu trả lời là hiện hầu hết các ngân hàng KHÔNG hỗ trợ cho vay đối với những đối tượng bị xếp vào nợ chú ý mà chỉ có một số các tổ chức tín dụng hỗ trợ cho vay, các bạn có thể tham khảo tại đây.