Công nghệ in lụa gồm những quy trình gì?
In lụa hay còn được gọi là in lưới là mộ công nghệ in khá phổ biến trong in ấn, sở dĩ có tên là in lụa bởi vì khuôn in được làm từ tơ lụa, sau này các vật liệu khác như lưới nhựa, lưới kim loại, vải sợi cũng dần được đưa vào sử dụng… Dù là áp dụng in thủ công, bán thủ công, hoặc tự động, thì cũng đều trải qua những quy trình như sau:
Chuẩn bị khuôn in
Khuôn in trong công nghệ in lụa là gì? Đây là công cụ giữ tấm màn in được căng, giúp giai đoạn in được chính xác, khuôn có thể làm bằng gỗ hay là kim loại.
Các bản in đều được người thợ vẽ mẫu trên máy tính, tách màu, rồi in ra tờ giấy can, mỗi màu được chia thành một phim khác nhau, kế đến chuyển hình ảnh lên tấm lưới, hay còn gọi là chụp bản. Quá trình này được thực hiện trong buồng tối, phim đặt lên lưới in đã được phủ dung dịch cảm quang, cùng với ảnh gốc, khi được chiếu sáng ánh sáng sẽ xuyên qua phim và đập lên lưới, các vị trí không bị chắn bởi mực sẽ rắn lại, khi tiến hành rửa bản in thì các vị trí không bị chiếu sáng sẽ bị rửa trôi tạo nên khoảng trống, vì vậy mực in đi qua những khoảng trống in xuống bề mặt có độ chính xác cao hơn, đỡ tốn thời gian và công sức hơn
Bàn in, dao gạt
Bàn in, dao gạt có chất liệu là từ gỗ, kim loại. Bàn in là yếu tố không thể thiếu để giữ cho nét in thẳng, chính xác, do đó bàn in phải phẳng, chắc, độ đàn hồi tốt để khuôn in tiếp xúc đều bề mặt để in.
Dao gạt có tác dụng gạt mực phết qua lưới in, dù có tên là dao nhưng nó có thể được làm từ bọt biển, lăn cao su hoặc đôi khi chỉ là một miếng gạt cao su.
Chế màu in
Ở đây người thự sẽ dùng các chất nhuộm màu chuyên dụng để khi in màu lên bề mặt không bị đổi màu, giữ màu tốt. Còn công đoạn chế màu phải sử dụng các hợp chất hữu cơ, có2 loại màu đó là tan trong nước và không tan.
Hồ in pha với thuốc nhuộm gọi là mực in, do được dính lên bề mặt nên mực in cũng cần có đảm bảo những yêu cầu như đồng bộ về màu sắc, độ đặc vừa đủ để làm họa tiết đẹp, có độ bền tốt,….
Có thể bạn quan tâm: Tư vấn mua máy in laser tốt
Sau cùng là in
Định vị khuôn lên bàn in, đặt lên vị trí cần in, cho lượng mực in vừa đủ vào khuôn in, rồi lấy dao gạt để phủ mực ngang qua bề mặt, quy trình này các người thợ có chuyên môn cao sẽ tùy chỉnh lượng mực in cũng như tốc độ gạt để cho ra thành phẩm in chất lượng nhất.
Sau khi in thì cần phải thực hiện thêm một số công đoạn để màu cố định lên bề mặt, có nhiều cách để thực hiện chẳng hạn như là sấy, gia nhiệt khô, hấp,…
Bên trên là những quy trình cơ bản công nghệ in lụa, in lưới. Với kỹ thuật ngày càng phát triển như hiện nay thì in lụa đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều tuy nhiên vẫn có những quy trình yêu cầu sự tỉ mỉ mà chỉ có bàn tay con người mới có thể làm được.