Có nên vay tín chấp Shinhan Bank không? Thông tin cần biết
Các sản phẩm vay của Shinhan Bank cũng có những lợi ích, hạn chế riêng. Để quyết định có nên vay tín chấp Shinhan Bank hay không thì bạn nên nắm rõ các quy định, điều kiện cho vay của ngân hàng này. Cùng bmaty.com tham khảo chi tiết qua bài viết sau
Ngân hàng Shinhan Bank là ngân hàng gì?
Shinhan Bank là một trong những ngân hàng đi đầu sở hữu vốn đầu tư 100% Hàn quốc, Ngân hàng Shinhan bank có mặt ở thị trường tài chính nước ta từ những năm 1993, khi đó Shinhan bank chỉ có văn phòng đại diện ở khu vục Thành phố Hồ Chí Minh, qua thời gian phát triển thì Shinhan Bank đã có hơn 30 văn phòng giao dịch cũng như chi nhánh trên cả nước.
Các mảng dịch vụ tài chính của ngân hàng Shinhan Bank đều được áp dụng công nghệ hiện đại nhất nhằm tối ưu hóa quy trình, mang đến chất lượng dịch vụ, hỗ trợ khách hàng hiệu quả hơn. Do đó Shinhan Bank ngày càng được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn khi có nhu cầu vay tiền trả góp theo tháng chỉ cần cmnd.
Hình thức vay tín chấp Shinhan Bank có đặc điểm gì?
Vay tín chấp còn được gọi với cái tên là sản phẩm vay tiêu dùng của Shinhan Bank thường áp dụng các đối tượng khách hàng là nhân viên văn phòng, công nhân, viên chức…có thu nhập ổn định hàng tháng từ lương chuyển khoản. Vốn vay chủ yếu được dùng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng, mua sắm vật dụng gia đình để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Các gói vay tín chấp của Shinhan Bank có những đặc điểm đó là:
- Lãi suất cho vay từ 1%/tháng tính trên dư nợ giảm dần.
- Hạn mức cho vay lên đến 500 triệu đồng
- Kỳ hạn vay vốn lên đến 60 tháng (5 năm)
- Không yêu cầu người thân bảo lãnh hay tài sản thế chấp.
Lợi ích của gói vay tín chấp tại Shinhan Bank
Về quy trình, thủ tục hồ sơ và hạn mức vay tín chấp thì Shinhan Bank cũng tương tự như các ngân hàng trong nước. Điểm khác biệt lớn nhất chính là mức lãi suất cho vay và điều khoản về việc mua bảo hiểm khoản vay.
Lãi suất vay tín chấp Shinhan Bank áp dụng có mức thấp nhất là 12%/năm. Đây là mức lãi suất tính trên dư nợ giảm dần.
Thường thì nhiều ngân hàng áp dụng lãi suất vay tín chấp là lãi suất tính trên dư nợ ban đầu do đó con số đưa ra thương thấp hơn. Ví dụ lãi suất dư nợ giảm dần là 12% thì lãi suất cố định trên dư nợ ban đầu sẽ chỉ tầm từ 9-10%. Khi so sánh lãi suất của Shinhan Bank với lãi suất của các ngân hàng khác trong cùng một công thức tính thì có thể thấy lãi suất của Shinhan Bank tốt hơn cho khách hàng.
Ngoai ra, Shinhan Bank cũng là một trong số ít các ngân hàng không bắt buộc khách hàng mua bảo hiểm khoản vay. Có không ít ngân hàng có điều khoản khách hàng phải mua bảo hiểm với mức phí từ 3-5% giá trị khoản vay thì mới được xét duyệt cho vay.
Hạn chế khi vay tín chấp tại ngân hàng Shinhan Bank
Tại Shinhan Bank, khách hàng vay vốn được thẩm định khá chặt chẽ. So với các ngân hàng trong nước thì khâu thẩm định hồ sơ của Shinhan sẽ khắt khe hơn rất nhiều. Chính vì vậy chỉ những khách hàng có có hồ sơ vay vốn cực chuẩn: thu nhập từ lương chuyển khoản, có đầy đủ hợp đồng lao động và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nơi ở, địa chỉ thường trú thì mới có cơ hội vay vốn tại đây.
Cũng chính vì Shinhan thẩm định rất chặt nên thời gian xử lý hồ sơ có thể sẽ lâu hơn so với các công ty tài chính cung cấp dịch vụ hỗ trợ vay vốn nhanh khác. Trong quá trình ngân hàng thẩm định có thể bạn sẽ cần bổ sung thêm nhiều hồ sơ ngoài danh mục ban đầu để ngân hàng thẩm định thêm.
Ngoài ra, một điểm hạn chế của Shinhan đó là mạng lưới chi nhánh chưa nhiều nên chỉ những khách hàng tại những tỉnh, thành phố nhất định như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh…mới có thể vay vốn.
Có nên vay tín chấp Shinhan Bank không?
Có thể khẳng định rằng Shinhan Bank là ngân hàng uy tín tại Việt Nam. Mọi điều khoản cho vay đều thực hiện theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà Nước và được quy định rõ ràng trong hợp đồng tín dụng. Chính vì thế khi vay vốn tại Shinhan Bank bạn có thể hoàn toàn an tâm về chất lượng dịch vụ.
Nếu như bạn được ngân hàng Shinhan xét duyệt cho vay và khoản vốn đó phù hợp với nhu cầu hiện tại thì không có lý do gì để bạn lăn tăn. Nhưng trước khi ký hợp đồng vay vốn, bạn nên xem kỹ mọi điều khoản ghi trong hợp đồng bao gồm lãi suất, phí phạt chậm trả, các quy định về nợ quá hạn.